Old school Easter eggs.
Liên tưởng học sinh Trong giờ học về phép lịch sự, thầy giáo nói với học sinh: - Đối với phụ nữ, chúng ta luôn phải cư xử hết sức tế nhị. Ví dụ như khi thấy váy của cô ấy bị vấy bẩn, các em nên nhắc một cách khéo léo: Thưa cô, trên vai áo của cô có vết bẩn đấy. Trò Tèo thắc mắc: - Tại sao ạ? - Cô gái sẽ nhìn lên vai, sau đó cô ấy sẽ thoáng ngạc nhiên nên sẽ lướt nhìn khắp người và thấy vết bẩn trên váy mình... Một học sinh khác bất ngờ giơ tay lên phát biểu: - Thưa thầy... - Sao em? - Cái dây kéo phéc mơ tuya trên... cà vạt của thầy bị tuột đấy ạ! - !!! Bài giảng của vị Giáo sư già Ở một trường nữ sinh, các cô gái đang nghe một giáo sư già giảng bài. Giáo sư nói: - Thưa các cô, nói chung, giới đàn bà cần phải luôn tỏ lòng biết ơn các loài vật! - Thưa giáo sư, vì sao ạ? – Một cô đứng lên hỏi. - Bởi vì, như các cô biết, các loài thú cho các cô bộ lông để làm áo khoác. Những con ốc con sò ở biển trở thành đồ trang sức của các cô. Loài cá sấu cho các cô bộ da để làm túi xách! - Thôi, thôi, chúng em rõ rồi ạ! – Một cô kêu lên. - Chưa đủ – Giáo sư nói tiếp – Còn điều này quan trọng nhất: Có một lũ lừa luôn làm ra tiền để các cô tiêu Học sinh lý sự Trước tình trạng các em học sinh xả rác bừa bãi trong sân trường, ban giám hiệu quyết định cho đặt rất nhiều thùng rác. Tuy nhiên sau khi có thùng rác, bác bảo vệ vẫn tóm được rất nhiều học sinh xả rác. Rất bực mình, chỉ vào một nhóm, bác bảo vệ quát: “Này mấy đứa kia! Có nhìn thấy chữ Vui lòng bỏ rác vào thùng không?”. “Dạ có thấy, nhưng hôm nay bọn cháu không được vui!” - Cả bọn cười rúc rích rồi đồng loạt bỏ chạy. Cổ điển và hiện đại Giáo sư đại học nọ hỏi một sinh viên trong giờ văn học. - Em hãy cho biết làm thế nào để phân biệt được một tác phẩm văn học cổ điển với một tác phẩm văn học hiện đại? - Thưa giáo sư, trong tác phẩm văn học cổ điển ta chỉ thấy được nụ hôn của... nhân vật từ trang 99 trở đi, còn ở tác phẩm văn học hiện đại thì họ đã có co...n với nhau ngay ở trang đầu tiên. Học trò hay nói gì và hay làm gì nhất? Hội khoa học giáo dục tổng kết được rằng: Câu nói mà tất cả học sinh sử dụng trong lớp phổ biến nhất đó là câu: -“Dạ, em không biết!”. Hành động mà học sinh hay làm nhất đó là: -Gãi đầu (Ấp úng). Giờ học Toán Để đạt thành tích tốt trong đợt kiếm tra cô dặn các bạn trong lớp. Lúc có đoàn của phòng đến kiểm tra ai cũng phải giơ tay phát biểu lúc cô hỏi. Bạn nào biết thì giơ hai tay, bạn nào không biết thì giơ một tay. Bạn nào muốn ra ngoài thì giơ một ngón. Bạn nào muốn đi đái thì giơ hai ngón. Bạn nào muốn đi ị thì giơ ba ngón, uống nước thì giơ bốn ngón…Dặn xong cô trò hì hục tập đến lúc nhuần nhuyễn. Hôm sau, trong giờ thăm giảng của phòng. Cô giáo hỏi gì cả lớp cũng đồng loạt giơ tay xin phát biểu. Phòng ngồi sau lấy làm phấn khởi. Được đà cô hỏi các trò bài tiếp 2 x 2 : 2 + 2 – 2 bằng bao nhiêu? Phép tính dài quá cả lớp bối rối không ai xin phát biểu. Bỗng phía cuối lớp một bạn trai giơ hai ngón tay lên, cô giáo vội chỉ vào bạn đó. Bạn này đứng lên ấp úng không ra lời. Cô giáo sốt ruột giơ hai ngón tay nhắc nhở. Bạn trai lưỡng lự rồi lễ phép quay ra phía sau vòng tay” Xin phép phòng cho cô con đi đái!”. Cô giáo thò tay túm vạt áo. Phòng hết biết. Sinh viên định nghĩa vui về tình yêu Sự thay đổi trong định nghĩa tình yêu làm cho cuộc sống của chúng ta phong phú và thú vị hơn. Tình yêu là một trân động đất trong tâm hồn và trái tim là “núi lửa” hay Tình yêu là quyển sách dày mà đọc từ trang đầu đến trang cuối ta không hiểu gì cả? Sau đây là một số định nghĩa vui về Tình yêu của sinh viên các ngành: -Sinh viên Mỹ thuật: Tình yêu là một bức tranh tuyệt đẹp mà cả hai cùng là tác giả. Vì khi yêu cả chàng và nàng đều thêu dệt, vẽ vời lên đó biết bao cảnh bồng lai, thiên đường nhưng tiếc rằng những cảnh đó đều… không có thật! -Sinh viên Kỹ thuật: Tình yêu là một động cơ hai thì, muốn khởi động nó thay vì đổ xăng thì người ta sẽ đổ… mật! Thế nào là dũng cảm Một Sinh viên học triết học, khi thi cuối kỳ gặp 1 đề bài thế này: "Sinh viên hãy cho biết thế nào là dũng cảm?" Cậu ta viết vỏn vẹn 3 chữ: "LÀ THẾ NÀY!" Ký tên đánh roạp rồi nộp bài. Hợp lý và hợp pháp Sau khi thi trượt môn “Công tác tổ chức và tiếp liệu”, một sinh viên tên là Cuongusa tìm gặp giảng viên Vtg007 để chất vấn. Sinh viên Cuongusa: - Em muốn hỏi thầy một câu. Nếu thầy cho em được câu trả lời chính xác, em sẽ chấp nhận điểm của mình. Nếu thầy không biết câu trả lời, em muốn thầy cho em điểm A. - Câu hỏi là gì? - Cái gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng lại không hợp pháp, và chẳng hợp lý cũng như hợp pháp? Suy đi nghĩ lại mà giáo sư Vtg007 vẫn không tìm được câu trả lời, vì thế phải đổi điểm A cho sinh viên Cuongusa như đã thỏa thuận. Sau đó, giáo sư Vtg007 gọi cậu sinh viên Cuticute giỏi nhất lớp lên và hỏi đúng câu hỏi đó. Ngay lập tức Cuticute đáp: - Thưa thầy! Thầy đã 63 tuổi rồi và cưới một người phụ nữ 19 tuổi, điều này hợp pháp nhưng không hợp lý. Vợ thầy có một người tình mới 25 tuổi, điều này hợp lý nhưng không hợp pháp. Sự thực là thầy vừa cho bồ của vợ thầy điểm A, mặc dù lẽ ra anh này phải bị đánh trượt, như vậy là chẳng hợp pháp cũng chẳng hợp lý gì cả.
Tiep 15